Cây Actiso có tên khoa học là Cynara scolymus L. Thộc họ Cúc Asteraceae. Cây cao cần 1m hay hơn, có khi tới hơn 2m, trên thân và lá có lông trắng như bông. Lá to mọc cách, phiến lá bị khía sâu, có gai, mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt. lá bắc ngoài của cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và để hoa ăn được.

Phân bổ và thu hái?

Cây được di thực và trồng ở nước ta, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Có thể trồng được ở đồng bằng. Lá hái vào lúc cay sắp hoặc đang ra hoa. Rọc bỏ sống lá, sấy hay phơi khô.

Thành phần dược tính?

Hoạt chất của actiso hiện chưa được xác định. Mới xác định trong lá actiso có một chất đắng có phẩn ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định là axit 1-4 dicafein quinic. Ngoài ra còn thấy inulin, inulinaza, canxi, magie, natri (tỷ lệ kali rất cao).

cây actiso
Cây Actiso

Tác dụng dược lý?

Sau khi tiêm mạch máu dung dịch actiso từ 2-3 giờ lượng mật bài tiết tăng lên gấp 4 lần (M. Chabrol, Charonnat Maxim và Watz 1929).
Uống và tiêm actiso đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng ure trong nước tiểu cũng tăng lên, hằng số Amba hạ xuống, lượng cholesterin và ure trong máy cũng hạ thấp, tuy nhiên lúc mới uống, có khi người ta thấy lượng ure trong máy tăng lên, do actiso làm tăng sự phát sinh ure trong máu (Tixier, De Seze M. Erk và R. Picart, 1934-1935)
Actiso không có độc

Công dụng?

Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actiso dùng làm thuốc thông tiểu, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương.

Nhuận và tẩy màu nhẹ đối với trẻ em.

Lá tươi và khô dùng dưới hình thức thuốc sắc 5-10% hoặc cao lỏng 2-10g trong một ngày.
Có khi chế thành cao mềm hay khô để chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay mạch máu.
Có khi được chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt. Ngày uống 1-3 lần mỗi lần 10-40 giọt. Tại miền nam ở các chợ, người ta còn bán cả thân và rễ actiso thái mỏng, phơi khô với cùng công dụng như lá.

Nguồn (sách của GS.TS Đỗ Tất Lợi)

actiso
Actiso

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường từ Actiso

Bài 1: Thân cây Atisô 40g, rễ 40g, hoa 20g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g pha như pha nước chè.

Bài 2: Hoa Atisô 50g cũng phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g, pha như pha nước trà.

Bài 3: Hoa Atisô 100g, lá Atisô 100g, luộc ăn như các loại rau thông thường.

Bài 4: Chân giò hầm Atisô: Món chân giò lợn hầm Atisô kích thích vị giác giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng dùng cho người bị tiểu đường. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng tiết sữa ở các bà mẹ sau khi sinh.

Bài 5: Hoa Atisô 50g, ý dĩ 50g, lá lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa Atisô, ý dĩ, giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch, thái miếng, cho tất cả vào bát to, cho gia vị vào trộn đều, đem hấp cách thủy khi chín cho bệnh nhân ăn, ngày ăn 1 lần, một liệu trình là 10 ngày, thời gian nghỉ giữa các liệu trình là 5 ngày. Cần dùng 3 – 4 liệu trình.

Bài thuốc hạ đường huyết từ Actiso

Lá Atiso: 100g; Ý dĩ: 50g; Gan lợn: 100g. Hầm ba loại này làm thức ăn bổ dưỡng. Sử dụng khoảng 5 ngày/ lần.

Bài thuốc tăng cường chức năng gan từ Actiso

Tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể giải độc. Hoa actisô 50g, gan lợn 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Hoa actisô rửa sạch, giã nhỏ, lọc lấy 100ml nước (lọc như lọc cua). Gan lợn làm sạch thái miếng ướp gia vị, sau 30 phút khi nước atisô đã đun sôi thả gan vàn đậy kín vung, bắc nồi ra khỏi bếp, khoảng 20 phút sau là dùng được. Có thể cho gan vào nước atisô, đem hấp cách thủy. Có thể dùng với cơm, bánh mì, bún, ngày ăn 1 – 2 lần, ăn liền 5 – 10 ngày.

Bài thuốc Giúp giảm cholesterol trong máu, giúp tiêu hóa tốt từ Actiso

Hoa atisô 50g, khoai tây 100g, cà rốt 50g, xương sườn lợn 150g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Hoa atisô, khoai tây, cà rốt làm sạch, cắt thành miếng, xương sườn lợn rủa sạch, chặt miếng, ướp gia vị cho ninh nhừ, tiếp theo cho khoai tây, cà rốt, hoa atisô vào đảo đều, đun tiếp khi thức ăn đã nhừ đem dùng, có thể ăn với cơm, bánh mì, bún v.v…Ngày ăn 1 lần cần ăn liền 5-10 ngày.

Actiso đỏ
Actiso đỏ

Bài thuốc dưỡng khí trợ tim từ hoa atiso

Hoa atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật,trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Chế biến: Chọn hoa atiso xanh còn tươi, rửa sạch, chẻ dọc thành 6-8 miếng, mang luộc chín, nấu canh hoặc hầm cùng xương heo xương bò, chân giò hay xào với nấm tùy theo sở thích của từng người.

Chuẩn bị nguyên liệu

1 hoa a-ti-sô xanh còn tươi
1/2 chân giò lợn,
1/2 quả ớt chuông xanh.
100g cà rốt.
1 thìa cà phê hạt nêm.
1 thìa cà phê đường.
1 thìa cà phê tiêu.

Thực hiện:

Làm sạch chân giò, chặt miếng vuông bao diêm vừa ăn. Tẩm ướp với một chút gia vị 15 phút trước khi nấu
Hoa atiso rửa sạch, bóc bỏ lớp bên ngoài, chọn phần cánh non.
Ớt chuông bỏ hạt, thái miếng vuông 3x3cm.
Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng lớn hoặc tỉa hoa tùy thích
Đun sôi nước, cho chân giò vào hầm mềm.
Cho cà rốt, ớt chuông, hoa a-ti-sô vào nấu vừa chín, nêm hạt nêm, đường cho vừa ăn, tiếp tục đun nhỏ lửa, nấu đến khi chân giò chín mềm.

Cho canh atiso hầm ra bát, rắc tiêu. Dùng nóng kèm với bún, có thể chấm muối tiêu. Ăn nóng. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.

0/5 (0 Reviews)