Cây hoàn ngọc, thảo dược trị bệnh tuyệt vời bạn đang bỏ phí! Khi cuộc sống đang ngày càng phát triển, đây cũng là lúc mà con người đang phải đối diện với nhiều nguy cơ khác nhau về sức khỏe. Trong đó, tình trạng ngộ độc do thực phẩm không đảm bảo an toàn trở thành một mối nguy hại lớn mà bất cứ ai cũng phải e sợ. Để có thể loại bỏ những độc tố ra ngoài cơ thể, nhiều người đã chuyển sang sử dụng trà hoàn ngọc. Nhưng vì sao loại trà này lại có tác dụng vi diệu đến vậy? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây!

Cây hoàn ngọc là cây gì?

Cây Hoàn Ngọc thuộc họ Ô rô. Trong tự nhiên, loại thảo dược này được chia ra làm 2 loại chính là cây hoàn ngọc trắng và cây hoàn ngọc đỏ. Cách sử dụng cây hoàn ngọc cực kì đơn giản, vừa có thể ăn lá tươi hoặc sử dụng dưới dạng trà khô. Từ xa xưa, hoàn ngọc đã khẳng định được sự lợi hại của mình trong việc xử lý vấn đề liên quan tới đường ruột cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Bạn là người không muốn tốn tiền mua thuốc hay không muốn sử dụng thuốc tây, vậy thì đừng bỏ qua món quà thiên nhiên vô cùng quý giá mà giản dị này.

Một số nghiên cứu và tài liệu đã chỉ ra rằng, hoàn ngọc có nhiều tên gọi khác nhau như Nội đồng, Nhật nguyệt, lay gàm, Nhần Nhéng (tiếng Mường), Dièng tòn pièng (tiếng dao), cây lá khỉ, tu Lình. Có một vài nơi chỉ biết dùng mà chẳng rõ tên gọi của thảo dược là gì.

Hoàn ngọc đỏ có đặc điểm sống lâu năm, thuộc loại cây bụi, chiều cao trung bình từ 0,6 – 1,5m. Gặp điều kiện phát triển tốt thì có thể cao khoảng 2m. Khi còn non, thân cây có màu hơi vàng hồng, trơn nhẵn, lá nguyên, đơn, mọc dối, phiến lá có hình mũi mác, cuống lá dài. Ăn lá non có vị hơi chua, chát, nếu như ăn kèm cùng với cá, thịt như một số loại rau gia vị khác sẽ rất ngon, đồng thời tránh đầy bụng, cải thiện hệ tiêu hóa, chữa đau bụng, sôi bụng hiệu nghiệm.

cay-hoan-ngoc-do
Cây Hoàn Ngọc đỏ

Hoàn ngọc trắng cũng thuộc cây bụi, tuy nhiên so với hoàn ngọc đỏ nó có một số điểm khác biệt nhất định như nhiều cành, thân cứng hơn, chiều cao trung bình từ 1 đến 2m, lá có hình mũi mác, mọc đối, đầu lá thường nhọn, cả hai mặt lá thường xuyên xanh. Mặt khác, hoàn ngọc trắng thường có tốc độ phát triển chậm hơn. Nếu như trồng quá dày hoặc quá nhiều sẽ xảy ra hiện tượng nấm ăn cả lá. Cụm hoa thường mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá với màu trắng pha tím. Khi nếm thử, lá sẽ tiết ra dịch nhầy nhớt.

Loại cây này có thể mọc hoang hoặc trồng tại nhiều nơi để làm thảo dược chữa bệnh. Người ta sử dụng hoàn ngọc trắng để điều trị một số chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đường tiêu hóa, đau bụng, viêm đại tràng thể nhiệt, viêm loét dạ dày, trĩ xuất huyết, xuất huyết đường tiêu hóa…

Có thể thấy, cả hoàn ngọc trắng và hoàn ngọc đỏ đều có chứa những loại hoạt chất có tính kháng khuẩn tuyệt vời. Trong một số tài liệu cũng đã khuyên rằng, có thể sử dụng lá hoàn ngọc đem rửa thật sạch, sau đó giã dập đắp trực tiếp vào vết thương bị lở loét, tụ máu, chảy máu hoặc bị đau… chỉ trong thời gian ngắn thì sẽ khỏi.

Những điều bất ngờ về Cây Hoàn Ngọc?

Cũng giống như rất nhiều thảo dược khác tại Việt Nam, cây hoàn ngọc sở hữu cho mình cả chục tên gọi khác nhau. Thông qua một cuộc nghiên cứu vào năm 2003, các nhà khoa học cũng đã tìm ra trong thành phần của cây hoàn ngọc có chứa hàm lượng axit amin và những khoáng chất rất dồi dào chẳng hạn như kali, canxi, sắt, mg. Trong 100g lá hoàn ngọc tươi, người ta đã thu được 587,5 K; 38,8 Fe; 837,6 Mg; 878,5 Ca; 1347 axit amin không thay thế; 30,6 lysine; 61,0 threonine; 99,73 valin; 29,7 methyonine; isoleucine.

cay-hoan-ngoc-than-duoc-tri-benh-dang-bo-phi1
Cây Hoàn Ngọc trắng

Đặc biệt, hàm lượng sắt có trong cây hoàn ngọc cao hơn gấp nhiều lần so với nhâm sâm, cao hơn gấp 3 lần so với gan lợn, gấp 2 lần so với con vẹm, hàm lượng carnosin và pantothenic cao hơn nhiều lần so với lá vối và lá chè.

Năm 2007, PGS. TS Nguyễn Văn HÙng cùng với cộng sự của mình đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu để phân lập các chất trong trong rễ và lá của cây hoàn ngọc 7 năm tuổi. Thông qua kết quả đã khiến nhiều người phải ngọc nhiên vì các hoạt chất sinh học có giá trị như axit pomolic, botulin, lupenone, lupeol đều rất cao… Nó có tác dụng trong việc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau từ đơn giản cho tới nan y.

Đối tượng có thể sử dụng cây hoàn ngọc?

  • Người bị rối loạn tiêu hóa, cảm cúm nhiệt độ cao
  • Hồi phục sức khỏe cho người mệt mỏi, ốm yếu, suy nhược có thể, khủng hoảng thể lực, tinh thần, làm việc quá sức, đau bụng quanh rốn
  • Người bị dập gãy cơ thể, bị chấn thương, chảy máu có thể dùng thuốc đắp hoặc nước uống. Đặc biệt, loại thảo dược này còn có tác dụng cho vết thương sọ não.
  • Người mắc nhiều căn bệnh cùng một lúc như thận, gan, cảm cúm, đường ruột.
  • Mắc bệnh xơ gan cổ trướng
  • Gặp vấn đề về thận như đái đục, đái buốt, đái ra máu, bìu đau nhức, viêm đường tiết niệu, viêm thận.
  • Bị đau bên trong cơ thể nhưng không rõ nguyên nhân
  • Đau ứ máu, mắt trắng, đau mắt đỏ
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, tuy nhiên bị sa dạ con có thể sử dụng lá thuốc này mà không hề khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng.
  • Người bị huyết áp thấp, huyết áp cao đều có thể sử dụng lá hoàn ngọc để ổn định huyết áp rất tốt.

Một số bài thuốc dân gian cây hoàn ngọc

Cầm máu: Đối với những trường hợp bị chấn thương chảy máu, xuất huyết đường tiêu hóa, ho ra máu, trĩ nội. Có thể sử dụng trực tiếp lá tươi, rửa sạch rồi nhai sống cùng với chút muối hay dùng lá khô sắc cùng với nước. Với mỗi lần hãy dùng khoảng 7 đến 10 lá, mỗi ngày kiên trì thực hiện là bệnh sẽ hết.

Vết lở loét: Tùy thuộc vào từng vết thương, bạn sử dụng lá tươi với liều lượng phù hợp đem rửa sạch, để ráo nước và giã nát cùng với muối hạt. Đắp hỗn hợp trực tiếp vào vị trí bị thương, chỉ cần chăm chỉ thực hiện những vết sưng sẽ được thuyên giảm, mủ tiêu tan và vết thương nhanh liền hơn.

tra-hoan-ngoc-sadu
Trà Hoàn Ngọc

Đi ngoài, đau bụng: Trong trường hợp này, bạn có thể dùng khoảng 5 lá hoàn ngọc, nên áp dụng khoảng 5 lần/ ngày bằng cách nhai sống vào thời điểm trước bữa ăn khi bụng đang đói. Hơn nữa, nếu áp dụng vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy thì việc chữa trị sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

Viêm nhiễm đường tiêu hóa: Người bị dạ dày, rối loạn tiêu hóa, bị trĩ nên sử dụng 7 đến 10 lá hoàn ngọc tươi nhai sống. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ ngày và liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy có chuyển biến.

Chữa xơ gan cổ trướng, viêm gan: Đây là 2 căn bệnh khá nặng, đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong vòng 20 ngày để tình trạng chuyển biến tốt hơn. Mỗi ngày nên sử dụng khoảng 7 lá hoàn ngọc đem giã nát, sau đó vắt lấy nước cốt để uống.

Hồi phục thể lực: Người già, người vừa ốm dậy, làm việc mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược cơ thể nên nhai sống từ 3 đến 7 lá hoàn ngọc tươi. Thực hiện 2 lần/ ngày, áp dụng trong vòng 10 – 15 ngày/ liệu trình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn cách cho hoàn ngọc vào nấu cùng cháo ăn cũng có tác dụng tương tự.

Ổn định huyết áp: Để ổn định huyết áp bằng cây hoàn ngọc, bạn có thể sử dụng cả lá và rễ đem sấy hoặc phơi khô. Mỗi ngày nấu thành trà, uống thay nước mỗi ngày sẽ giúp huyết áp ổn định. Ngoài ra, theo các chuyên gia cũng đã nhận định rằng cách này còn có công dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu. Với những trường hợp bệnh nhân bị hạ huyết áp hoặc tăng huyết áp đột ngột nên sử dụng 9 lá hoàn ngọc nhai thật chậm, nuốt nước từ từ. Khi đã ăn xong thì phải nằm nghỉ ngơi trong vòng 15 phút là huyết áp sẽ trở về mức bình thường.

Vì sao nên sử dụng trà hoàn ngọc?

Hiện nay trên thị trường, việc sử dụng hoàn ngọc ở dạng lá tươi còn khá nhiều bất an. Nhiều trường hợp còn rơi vào tình trạng lợi bất cập hại vì mua phải sản phẩm rởm, không biết cách sử dụng hợp lý. Vì thế, sự ra đời của trà hoàn ngọc chính là một giải pháp tiện lợi, an toàn mà còn mang tới hiệu quả cao cho người dùng. Ngoài việc lựa chọn trà hoàn ngọc ở dạng túi lọc thì nhiều người đang dần chuyển sang mua lá hoàn ngọc phơi khô để pha trà hoặc sắc nước uống mỗi ngày. Cách thực hiện cũng khá là dễ dàng, bạn chỉ việc lấy khoảng vài gam lá trà khô cho vào trong ấm, từ từ rót nước sôi vào và hãm trong thời gian 10 phút là đã có ngay một tách trà bổ dưỡng, thơm ngon rồi!

Hơn nữa, trà hoàn ngọc là một loại trà được chế biến từ dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng, không hề gây ta tác dụng phụ, sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thay nước uống mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho cả gia đình.

Qua nghiên cứu về mặt độc tính trong thành phần của cây hoàn ngọc, các nhà khoa học cũng đã cho thấy, 80% etanol – đây là chất dịch được chiết ra từ lá cây hoàn ngọc khi được thủ nghiệm trên chuột đều không thể hiện độc tính. Ngoài ra, rễ cây hoàn ngọc cũng có chứa hàm lượng tritecpen, khi chuyển hóa sang những hoạt chất sinh học có giá trị như lupeol, lupenone, botulin.

Liên hệ mua trà Hoàn Ngọc SADU

  • website: cagaileosadu.com.vn
  • SĐT: 0972339095
  • Comment hoặc để lại sđt để được tư vấn 24/24

Nguồn: caothaoduoc

3.5/5 (2 Reviews)