Viêm gan là bệnh nguy hiểm chắc hẳn ai cũng biết tuy nhiên bạn đã biết bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không? Biết được những thông tin trên chúng ta sẽ có cách phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất, cùng tìm câu trả lời ở bài viết này nhé.

1. Bệnh viêm gan là gì?

Bệnh viêm gan được định nghĩa là các tổn thương ở gan do nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay quá trình tự miễn gây ra. Mọi đối tượng kể cả người già hay trẻ em đều có thể mắc viêm gan. Có những loại viêm gan có thể tự khỏi nhưng có những loại tiếp tục phát triển nặng và gây ra sẹo tại gan. Bạn có thể bị viêm gan cấp tính hoặc mãn tính nếu như không điều trị dứt điểm bệnh ngay từ giai đoạn đầu.hoi-dap-benh-viem-gan-co-lay-qua-duong-uong-khong

Viêm gan là bệnh lý phổ biến. Rất nhiều bệnh nhân không để ý đến các dấu hiệu của bệnh viêm gan và không hiểu biết về các loại viêm gan thông thường khiến cho bệnh gan trở nên trầm trọng mới phát hiện ra. Viêm gan siêu vi C và viêm gan B cực kỳ nguy hiểm.

2. Bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không?

Bệnh gan thông thường được chia làm 4 loại: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Tất cả các bệnh này sẽ không có khả năng lây truyền nếu nguyên nhân gây bệnh là do thói quen sống (thường xuyên hút thuốc; uống nhiều bia, rượu; chế độ ăn nhiều chất béo; dùng thuốc điều trị bệnh lâu dai…). Nhưng nếu mắc bệnh gan do virus gây ra thì khả năng lan truyền bệnh tương đối cao.

Theo Viện Dịch tễ học Việt Nam, có 6 loại virus gây bệnh gan là virus viêm gan A, B, C, D, E và G, trong đó phổ biến và nguy hiểm nhất là bệnh viêm gan B và C. Tuy nhiên, bệnh gan lây qua những đường nào còn tùy thuộc vào từng loại virus gây bệnh. Tùy theo từng loại virus khác nhau mà bệnh có thể lây truyền từ người này sang người kia bằng những cách khác nhau.

Viêm gan có lây qua đường ăn uống không còn tùy thuộc vào từng loại viêm gan khác nhau, đối với viêm gan B, C thì loại virut này không lây qua đường ăn uống, chủ yếu lây 3 con đường là đường máu, mẹ sang con, quan hệ không an toàn. Tỉ lệ lây bệnh qua đường máu chiếm tỉ lệ khá cao vì việc sử dụng chung kim tiêm, hay các vật dụng cá nhân.

Đường lây của các bệnh viêm gan virus phổ biến

Viêm gan A

Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, ít khi lây qua đường máu vì có rất ít virus viêm gan A tồn tại trong máu. Khi một người khỏe mạnh thường xuyên ăn phải những thực phẩm bẩn, uống nước không vệ sinh, hoặc ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) hay tiếp xúc với những đồ vật bị nhiễm phân của người bệnh rất dễ bị lây nhiễm virus viêm gan A.

Viêm gan B, C

Bệnh viêm gan B và C có chung đường lây nhiễm bệnh. Không giống như viêm gan A, cả hai bệnh viêm gan B và viêm gan C không lây truyền qua đường tiêu hóa mà bệnh lây nhiễm theo 3 đường: đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Trong đó, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B, C chủ yếu theo đường máu, khi người lành tiếp xúc với máu của người nhiễm virus viêm gan B hoặc C như dùng chung kim tim, dùng chung các vật dụng cá nhân dễ gây trầy xước (dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt móng…) hay xăm hình, bấm lỗ tai, châm cứu, thủ thuật nha khoa… mà các dụng cụ hành nghề không được xử lý vô trùng.

Viêm gan D

Các con đường lây nhiễm của virus viêm gan D cũng giống như viêm gan B và C. Đường lây truyền qua hoạt động tình dục và mẹ truyền sang con có tỉ lệ khá thấp, bệnh chủ yếu lây qua đường máu. Tuy nhiên, viêm gan D chỉ lây lan với những ai chưa có kháng thể kháng virus viêm gan B. Những người đã chích ngừa viêm gan B hoặc có khả năng miễn nhiễm sẽ không bị nhiễm viêm gan siêu vi D nữa.

Viêm gan E

Giống như bệnh viêm gan A, bệnh viêm gan E lây từ người này sang người kia qua thức ăn và nước uống nhiễm virus. Ở những nước chậm phát triển, nơi mà phân người vẫn được dùng trong việc canh nông và hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, bệnh lan truyền dễ dàng hơn do nước uống và thực phẩm bị ô nhiễm.

Viêm gan G

Bệnh viêm gan G chủ yếu lây qua đường máu giống như viêm gan B và C. Tuy nhiên, ở nước ta hiện tại chưa có điều kiện chẩn đoán loại virus này.

Một khi đã biết được các con đường lây nhiễm của bệnh gan thì tự mỗi người cần có những cách bảo vệ và phòng ngừa hiệu quả. Hãy chú ý đến sức khỏe, ăn chín, uống sôi, sinh hoạt tình dục an toàn… để có thể phòng tránh bệnh.

3. Làm gì để có một lá gan khỏe mạnh? Cách điều trị viêm gan

– Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc là 3 yếu tố quan trọng để có được lá gan khỏe mạnh. Tránh thái quá trong việc sử dụng những thực phẩm ảnh hưởng đến gan như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ngũ cốc tinh chế…

– Uống một ly nước chanh mỗi ngày có thể giúp thanh thải độc tố và giúp cho gan phải làm việc ít hơn. Ăn nhiều rau tươi có màu xanh đậm như rau bina, bắp cải xanh, rau ngót. Và ăn các loại quả như: quả óc chó, quả bơ, quả mọng… và uống nhiều nước là rất có lợi.

– Dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác khó chịu và đau tức hạ sườn phải, nhưng đôi khi triệu chứng không rõ ràng.

– Điều trị bệnh này thường là ngủ đủ giấc, vì nhiều nghiên cứu cho thấy bất thường hoặc thiếu ngủ gây ảnh hưởng lớn đến chức năng gan. Thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên là rất cần thiết.

– Tìm cách chống lại buồn nôn – bạn hãy chia bữa ăn ra thành những bữa nhỏ hơn và ăn nhiều lần trong ngày để có đủ năng lượng. Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao như sữa

– Để gan nghỉ ngơi – gan của bạn đang bị tổn thương và không thể đào thải thuốc. Vì vậy, bạn không nên dùng các thuốc có hại cho gan và không được uống rượu

– Tránh quan hệ tình dục – viêm gan có thể lây qua hoạt động tình dục. Tốt nhất là bạn không nên quan hệ tình dục với những người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể quan hệ nếu đã sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn

– Rửa tay cẩn thận sau khi sử dụng toilet – virus viêm gan có thể nhiễm từ tay người dính phân lên bề mặt các đồ vật. Rửa tay kỹ trong vòng ít nhất 20 giây, sau đó lau tay khô với khăn dùng 1 lần;

– Đặc biệt, cần ưu tiên công tác dự phòng bằng cách chủ động tiêm ngừa với các loại virus đã có vaccine như virus viêm gan A, virus viêm gan B, bổ sung các dưỡng chất quý như Wasabia và S. Marianum để tăng cường khả năng chống độc của gan, gia tăng sức đề kháng cho gan, từ đó phòng ngừa các bệnh gan do virus, ký sinh trùng một cách an toàn, hiệu quả.

0/5 (0 Reviews)