Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng do virut, gây tổn thương gan. Virut viêm gan B lây lan qua đường máu, đường tình dục hoặc do mẹ truyền sang con. Hiện có vắc-xin ngừa viêm gan B.

Nguyên nhân bệnh Viêm gan B

Lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con qua đường sinh nở là một trong những nguyên nhân gây viêm gan B.

Quan hệ tình dục với người bị viêm gan B

Bạn có thể bị nhiễm nếu có sinh hoạt tình dục không an toàn với người bị viêm gan B. Bạn cũng có thể bị nhiễm nếu dùng chung dụng cụ tình dục nếu không rửa hoặc không dùng bao cao su. Virut có trong dịch tiết của người nhiễm và xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ và phát triển trong trực tràng và âm đạo của bạn khi quan hệ tình dục.

viem-gan-b-nguyen-nhan-phong-ngua-va-cach-dieu-tri
Viêm gan B, nguyên nhân, phòng ngừa, và cách điều trị!

Lây truyền qua sử dụng chung kim tiêm

Virut viêm gan B dễ dàng lây truyền qua bơm kim tiêm có dính máu bị nhiễm. Điều này giải thích tại sao dùng chung kim tiêm khi chích ma tuý khiến bạn có nguy cơ cao nhiễm HBV. Nguy cơ của bạn cũng tăng nếu bạn thường xuyên tiêm chích hoặc có hành vi tình dục không an toàn. Mặc dù tránh tiêm chích là cách phòng ngừa đáng tin cậy nhất, song có thể bạn không chọn cách này.

Lây truyền tình cờ qua các vết đâm, chọc

Viêm gan B là một vấn đề đáng lo ngại đối với nhân viên y tế và những người có tiếp xúc với máu người. Nếu bạn ở trong trường hợp này, bạn nên tiêm vaccin viêm gan B ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc khi xử lý kim tiêm và các dụng cụ sắc nhọn khác.

Lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con qua đường sinh nở

Phụ nữ có thai nhiễm viêm gan B có thể truyền virut sang con. Nếu bạn bị viêm gan B, cho con của bạn tiêm 1 mũi globulin miễn dịch viêm gan B (H-BIG) khi sinh cùng với mũi đầu tiên trong 3 mũi vaccin viêm gan B sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm virut cho con của bạn.

Truyền máu

Tiếp xúc với máu hay các chất dịch của bệnh nhân trong khi da hoặc niêm mạc bị trầy xước, bị đâm thủng như trong các trường hợp: tiêm chích ma túy, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
Qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai… Ở những cơ sở y tế không đảm bảo.

Phòng ngừa bệnh Viêm gan B

Phòng tránh nhiễm HBV:

  • Tiêm vắc xin viêm gan B

Vắc-xin viêm gan B đã có từ năm 1981. Nó gồm 3 mũi tiêm có khả năng bảo vệ trên 90% cho cả người lớn và trẻ em. Hầu như ai cũng có thể tiêm vắc-xin, kể cả trẻ em, người già và những người bị tổn thương hệ miễn dịch. Trẻ em thường được tiêm ngay trong năm đầu tiên sau khi sinh – thường vào 2, 4 và 9 tháng tuổi. Tác dụng phụ thường nhẹ và bao gồm: Ốm, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và đau hoặc sưng tại vị trí tiêm.

Trong những năm gần đây, đã nảy sinh mối lo ngại là việc tiêm vắc-xin có thể gây ra bệnh tự miễn nghiêm trọng, nhất là bệnh xơ cứng rải rác – một bệnh có khả năng gây tàn phế ảnh hưởng đến não và tuỷ sống. Mối lo sợ này bùng lên trong những năm 1990 khi một số người bị bệnh xơ cứng rải rác một thời gian ngắn sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B.

Vào tháng 2/2001, kết quả nghiên cứu dài ngày đầu tiên về vắc-xin viêm gan B và bệnh xơ cứng rải rác đã được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine. Theo nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu ở Trường Y tế công cộng Harvard không thấy có mối liên quan giữa việc tiêm vắc-xin Engerix-B và bệnh xơ cứng rải rác.Một số người cũng lo ngại là việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ em có thể góp phần gây ra hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ.

Từ năm 1991 và 1998, 18 trẻ sơ sinh đã chết sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B, nhưng các nhà nghiên cứu đã không thể chứng minh được mối liên quan trực tiếp giữa các trường hợp tử vong và vắc-xin.

Mặc dù tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và những người khác khỏi viêm gan B, các biện pháp dưới đây có thể cũng giúp giữ an toàn cho bạn:

  • Giáo dục cho bản thân và những người khác. Bạn cần hiểu HBV là gì và cách thức lây truyền của virut.
  • Biết về tình trạng viêm gan B của bạn tình. Không sinh hoạt tình dục mà không có biện pháp bảo vệ trừ khi bạn chắc chắn là bạn tình của bạn không bị nhiễm HBV, HIV hoặc bất kỳ bệnh lây qua đường tình dục nào khác.
  • Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục. Nếu bạn không biết về tình trạng sức khỏe của bạn tình, hãy sử dụng bao cao su mới mỗi khi quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo. Nếu bạn dị ứng với latex, hãy sử dụng bao cao su bằng chất dẻo (polyurethan).
  • Sử dụng kim tiêm vô trùng. Nếu bạn sử dụng kim để tiêm chích, phải đảm bảo kim tiêm vô trùng, và không dùng chung kim tiêm. Tham gia vào chương trình đổi kim tiêm trong cộng đồng nơi bạn sinh sống và cân nhắc điều trị cai nghiện ma tuý.
  • Nói với bác sĩ nếu bạn sắp đi du lịch quốc tế. Nếu bạn định đi du lịch xa tới vùng có dịch viêm gan B, hãy hỏi bác sĩ về vắc-xin viêm gan B từ trước. Việc tiêm chủng thường gồm 3 mũi tiêm trong thời gian 6 tháng.
  • Thận trọng với các sản phẩm máu ở một số nước. Mặc dù việc cung cấp máu hiện nay ở Mỹ đã được sàng lọc kỹ, nhưng điều này không phải luôn đúng ở các nước khác. Nếu trường hợp khẩn cấp bắt buộc bạn phải truyền máu hoặc các sản phẩm của máu ở một nước khác, hãy làm xét nghiệm HBV ngay khi bạn trở về nhà.
  • Nếu bạn có thai, hãy đi xét nghiệm viêm gan B.

Phòng tránh lây nhiễm HBV:

  • Thực hành tình dục an toàn. Cách rõ ràng nhất để bảo vệ bạn tình của bạn khỏi nhiễm HBV là tránh những việc khiến họ phải tiếp xúc với máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo. Ngoài ra, hãy tuân theo hướng dẫn về tình dục an toàn, bao gồm sử dụng bao cao su mới mỗi khi có quan hệ tình dục. Nếu bạn sử dụng dụng cụ kích dục, không dùng chung.
  • Nói với bạn tình rằng bạn bị HBV. Cần nói cho những người mà bạn có quan hệ tình dục biết rằng bạn bị nhiễm HBV. Bạn tình của bạn cần được xét nghiệm và điều trị nếu họ nhiễm virut. Họ cũng cần biết về tình trạng HIV của họ để tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Không dùng chung bơm kim tiêm. Nếu bạn tiêm chích ma tuý, đừng bao giờ dùng chung bơm kim tiêm với người khác.
  • Không cho máu hoặc tạng.
  • Không dùng chung dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng. Chúng có thể dính máu nhiễm bệnh. Một số chuyên gia cũng gợi ý không dùng chung lược, bàn chải tóc và bấm móng tay.
  • Nếu bạn có thai, phải nói cho bác sĩ biết bạn bị nhiễm HBV. Bằng cách đó, con của bạn sẽ được điều trị sớm ngay sau khi sinh.

Điều trị bệnh Viêm gan B

Điều trị viêm gan B bằng thuốc, theo dõi và tái khám.

Chỉ định điều trị:

Đối với bệnh nhân viêm gan virut B mãn tính có HBeAg dương tính và HBV DNA cao (> 105 copies/ml):

  • ALT bình thường: 3-6 tháng xét nghiệm ALT 1 lần, 6-12 tháng xét nghiệm HBeAg 1 lần. Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi có ALT bình thường, tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều.
  • ALT từ 1-2 lần so với bình thường: 3 tháng xét nghiệm ALT 1 lần, 6 tháng xét nghiệm HBeAg 1 lần. Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi hoặc ALT tăng thường xuyên. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều.
  • ALT >2 lần so với bình thường: Nếu có vàng da hoặc xơ gan mất bù điều trị ngay, nếu không có thể trì hoãn điều trị sau 6 tháng.

Đối với bệnh nhân viêm gan virut B mãn tính có HBeAg âm tính :

  • ALT bình thường có HBV DNA < 104 copies/ ml: 3 tháng xét nghiệm ALT 1 lần trong năm đầu, nếu không tăng sau đó 6-12 tháng xét nghiệm ALT 1 lần.
  • ALT từ 1-2 lần so với bình thường: 3 tháng xét nghiệm ALT và HBV DNA 1 lần, nếu nồng độ virut không thay đổi cần tiến hành sinh thiết gan đối với người trên 40 tuổi. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều.
  • ALT >2 lần so với bình thường và HBV DNA ≥ 104 copies/ml: Tiến hành điều trị.

Thuốc: Các thuốc dẫn chất nucleotid:

  • Tenofovir: 300 mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc thấp.
  • Entecavir: Liều dùng 0,5 mg/ngày, đối với bệnh nhân đã kháng lamivudine dùng liều 1 mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 2 năm là 3%.
  • Telbivdine: Liều dùng 200 mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 2 năm là 21%.
  • Adefovir Dipivoxil: liều dùng 10 mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 1 năm là 11%, 5 năm là 20-29%.
  • Lamivudine: Liều dùng 100 mg/ngày. Đây là thuốc có tỉ lệ kháng thuốc cao nhất. Tỉ lệ kháng thuốc 14- 32% sau 1 năm và tỉ lệ này là 60-70% sau 5 năm.

Thời gian điều trị đối với nucleoside:

  • Nếu dùng thuốc 6 tháng mà HBV DNA giảm < 102 copie/ml thêm thuốc hoặc thay đổi thuốc.
  • Đối với bệnh nhân viêm gan virut B mãn tính có HBeAg dương tính: dùng đến khi chuyển đổi huyết thanh HBeAg âm tính và anti HBe dương tính và tiếp tục duy trì thuốc tối thiểu 6 tháng.
  • Đối với bệnh nhân viêm gan virut B mãn tính có HBeAg âm tính: dùng đến khi nào mất HBsAg.
  • Đối bệnh nhân xơ gan mất bù hoặc tái phát sau điều trị đủ liệu trình hoặc sau ghép gan thì dùng suốt đời.

Các Interferon và Peg- interferon: Ít hiệu quả đối với người châu Á.

  • Interferone µ: Dùng điều trị 24 tuần với HBeAg dương tính, tối thiểu 12 tháng với HBeAg âm tính. Tác dụng đối genotype A tốt hơn genotype B ít hiệu quả với genotype C. Người Việt Nam phần lớn là genotyp B, C do vậy ít tác dụng khi dùng interferon hoặc Peg-interferon.
  • Đối với với HBeAg dương tính: Peginterferone µ2a dùng 180 mg/tuần trong 48 tuần cho thấy có 27% đảo huyết thanh và 29% đối với dùng Peginterferone µ2b.
  • Đối với với HBeAg âm tính: Peginterferone µ2a dùng 180 mg/tuần trong 48 tuần cho thấy có 15% bệnh nhân có tỉ lệ ALT bình thường tại tuần 72 và HBV DNA vẫn phát hiện được tuy nhiên ở nồng độ thấp.

Điều trị hỗ trợ:

  • Theo dõi và tái khám.
  • Các chỉ số theo dõi:
  • ALT, HBV DNA, HbeAg, AntiHBe, aFP.
  • Siêu âm bụng.
  • Tái khám:
  • Sau 1- 3 tháng.

Dùng Cà gai leo:

Ngoài các cách bằng tây y bạn cũng có thể sử dụng cà gai leo trong việc hỗ trợ điều trị bệnh Viêm gan B của mình. Cây cà gai leo đã được nghiên cứu, chứng minh có tác dụng với bệnh viêm gan b, có khả năng làm âm tính virut viêm gan b.

Hotline: 0972339095 để được tư vấn 24/24

5/5 (1 Review)