Chữa phong tê thấp là một trong những điều quan trọng bậc nhất từ xa xưa. Theo nghiên cứu của sadu thì các tài liệu đông y để lại đều có ghi chép chi tiết về cây cà gai leo, và được coi là thảo dược chữa bệnh phong tê thấp khá hữu dụng. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn sadu xin được trích dẫn chi tiết công dụng trong sách cổ và bài thuốc sử dụng từ cà gai leo chữa phong tê thấp, phù thũng, rắn cắn.
Cà gai leo
Tên khác: Cà gai dây, cà vạnh .
Mô tả: Cây nhỏ, có gai. Càng vươn dài. Lá mọc so le, có thùy không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm. Cuống lá cũng có gai. Hoa màu tím. Quả mọng màu vàng, sau đỏ. Hạt hình thận, màu vàng.
Nơi mọc: Cây mọc hoang ở bờ bụi, ven đường làng.
Mùa hoa quả: Tháng 4 tháng 8.
Bộ phận dùng: Rễ thu hái quanh năm. Phơi khô.
Công dụng: Chữa tê thấp, phù thũng, rắn cắn.
Liều dùng: Mỗi ngày 10 đến 20 gam sắc uống
Trên đây là bài thuốc về cà gai leo được trích 100% theo sách cổ mà sadu tham khảo được. Công dụng này có được áp dụng thực tế như thế nào mời quý vị tham khảo thêm từ lương y, hoặc thầy thuốc đông y.
Chú ý: Không được dùng bừa bãi để điều trị các chứng bệnh mà mình không rõ (bài chỉ mang tính chất tham khảo)
Nguồn: https://tethaplysang.net